TÍN CHỈ CARBON và THỊ TRƯỜNG CARBON THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Tín chỉ carbon (hạn mức carbon) là chứng nhận có thể giao dịch thương mại về thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn KNK (GHG) (Điều 3.36 Luật Bảo vệ Môi trường).  Khi một công ty mua tín chỉ carbon, thường là từ chính phủ, họ được phép tạo ra một tấn khí thải CO2. Với tín chỉ carbon, doanh thu carbon chảy theo chiều dọc từ các công ty đến các cơ quan quản lý, mặc dù các công ty kết thúc với các khoản tín chỉ dư thừa có thể bán chúng cho các công ty khác[1].

Bù trừ carbon là một công cụ đại diện cho việc giảm thiểu, tránh hoặc cô lập một tấn carbon dioxide hoặc KNK tương đương. Chúng di chuyển theo chiều ngang, giao dịch nguồn thu carbon giữa các công ty. Khi một công ty loại bỏ một đơn vị carbon khỏi khí quyển như một phần của hoạt động kinh doanh bình thường, nó có thể tạo ra sự bù trừ carbon. Các công ty khác sau đó có thể mua bù trừ carbon đó để giảm lượng khí thải carbon của chính họ.

Hai thuật ngữ này đổi khi được sử dụng thay thế cho nhau và bù trừ carbon thường được gọi là “Tín chỉ bù trừ”.

[1] https://carboncredits.com/the-ultimate-guide-to-understanding-carbon-credits/#2, truy cập lần cuối ngày 12 tháng 7 năm 2023.

Chi tiết bản tiếng Việt của nghiên cứu có thể được download tại đây.